Lịch sử Daifuku

Daifuku lúc đầu được gọi là "Harabuto mochi" (腹太餅- phúc thái bính, từ "腹" vừa có nghĩa là "bụng" vừa có nghĩa là "bọc (nhân)", từ "thái" nghĩa là "quá"/"rất", từ "bính" nghĩa là "bánh"), nghĩa là "bánh dày bụng to" vì là chúng có chứa nhân. Sau này, nó được đổi tên thành Daifuku mochi (大腹餅). Vì âm của từ "phúc" có nghĩa là "bụng" (Fuku- 腹) và từ "phúc" có nghĩa là "hạnh phúc" (Fuku- 福) là giống nhau trong tiếng Nhật, nên sau này, tên bánh được đổi thành "Đại Phúc" với nghĩa "hạnh phúc ngập tràn"; bánh mang đến hạnh phúc lớn lao cho mọi người. Cuối thế kỷ 19, bánh Daifuku bắt đầu phổ biến và mọi người bắt đầu ăn nó bằng cách nướng lên. Họ cũng dùng bánh này cho các dịp lễ hội.[2]Qua bán đảo Triều Tiên, daifuku được người dân Triều Tiên gọi là tteok, trong đó có gyeongdan (경단) và chapssal-tteok (찹쌀떡).

Liên quan